Chấm dứt tình trạng cấp tín dụng tập trung vào một số doanh nghiệp, nhóm khách hàng lớn

Dữ liệu do ân hàng Nhà nước (NHNN) cung cấp cho thấy, từ cuối tháng 9/2022, những tác động tiêu cực lên lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng chuyển biến rất nhanh; lạm phát toàn cầu neo ở mức cao, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã liên tục điều chỉnh nhanh, mạnh lãi suất điều hành và dự báo còn tiếp tục tăng trong thời gian tới, đồng USD lên giá mạnh, gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá trong nước, tạo sức ép lên lạm phát.

Để tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp, góp phần kiểm soát ạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, NHNN đã điều chỉnh tăng các mức lãi suất với mức tăng 0,8-2%/năm trong tháng 9 và 10/2022.

Đồng thời, NHNN chỉ đạo tổ chức tín dụng (TCTD) nỗ lực tối đa tiết giảm chi phí hoạt động, thủ tục hành chính, các khoản chi không cần thiết để có dư địa phấn đấu giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn.

NHNN sẽ chấm dứt tình trạng cấp tín dụng tập trung vào một số doanh nghiệp, nhóm khách hàng lớn (đặc biệt là các khách hàng có liên quan đến lợi ích của chủ sở hữu ngân hàng). Ảnh minh họa.

Trong bối cảnh lãi suất thế giới tăng nhanh và áp lực lạm phát trong nước gia tăng, lãi suất tiền gửi và cho vay trong năm 2022 có xu hướng tăng so với cuối năm 2021. Trong đó, lãi suất tiền gửi VND bình quân là 5,42%/năm (tăng 1,51%/năm so với cuối năm 2021); lãi suất cho vay VND bình quân là 10,19%/năm (tăng 1,51%/năm so với cuối năm 2021).

Năm 2023, thực hiện chủ trương của ốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân, NHNN đã điều chỉnh giảm 4 lần các mức lãi suất với mức giảm 0,5-2%/năm, qua đó định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đồng thời, NHNN thực hiện nhiều biện pháp khác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay; yêu cầu các TCTD triển khai các biện pháp để giảm lãi suất cho vay đối với các khoản cho vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới; phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam kêu gọi các tổ chức hội viên giảm lãi suất cho vay.

Trong các tháng đầu năm 2024, NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành nhằm tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp để góp phần hỗ trợ nền kinh tế. Kết quả, mặt bằng lãi suất đối với các giao dịch phát sinh mới của các ngân hàng thương mại đã giảm mạnh trong năm 2023 và tiếp tục có xu hướng giảm trong các tháng đầu năm 2024 (lãi suất tiền gửi bình quân và lãi suất cho vay bình quân năm 2023 giảm hơn 2,5%/năm so với cuối năm 2022; đến ngày 10/5/2024, lãi suất tiền gửi bình quân giảm 0,36%/năm và lãi suất cho vay giảm 1,04%/năm so với cuối năm 2023.

Thông tin tới Quốc hội về định hướng trong thời gian tới, Thống đốc ễn Thị Hồng nhấn mạnh NHNN sẽ điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác góp phần hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát mục tiêu năm 2024 bình quân khoảng 4-4,5%, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và hệ thống ngân hàng.

Cùng với đó là điều hành tín dụng hài hòa với diễn biến kinh tế vĩ mô nhằm góp phần hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD.

Điều hành tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống các TCTD năm 2024 khoảng 15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Thống đốc yêu cầu các TCTD: tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế (tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư) theo chủ trương của Chính phủ; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; rà soát, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ vay vốn, tài sản bảo đảm, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; tháo gỡ và thúc đẩy mở rộng tín dụng phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và nhu cầu phục vụ đời sống, tiêu dùng, bảo đảm hoạt động cho vay an toàn, hiệu quả, góp phần hạn chế “tín dụng đen”.

"Chấm dứt tình trạng cấp tín dụng tập trung vào một số doanh nghiệp, nhóm khách hàng lớn (đặc biệt là các khách hàng có liên quan đến lợi ích của chủ sở hữu ngân hàng)", Thống đốc nhấn mạnh.

An Hạ